Những ngày
gần đây, dư luận được dịp xôn xao, sau khi báo
Tuổi Trẻ cho đăng tải đoạn video clip của cô giáo
Tòng Thị Minh, quay lại cảnh người dân một xã miền
núi thuộc tỉnh Điện Biên đã sử dụng túi bóng bọc
người trong đó để lôi qua một đoạn suối Nậm Pồ
trong những ngày mưa lũ. Cũng như bao độc giả, khi nhìn
thấy cảnh này Thảo Dân rất xúc động, lo lắng và
thương cho những người dân này khi phải đánh đố số
phận mình trong một tình huống rất nguy hiểm như thế.
Trên không
gian mạng, không ít bạn đọc đã thể hiện quan điểm
chia sẻ với những khó khăn của đồng bào miền núi nói
chung và cảm kích trước tinh thần và tấm lòng của
những cô giáo (trong đó có cô Tòng Thị Minh) khi quyết
tâm vượt qua những hiểm nguy, gian khó để đến với
các em nhỏ, mang con chữ đến cho các em vùng cao, thương
cho các em học sinh phải vất vả đến trường, phải đối
mặt với hiểm nguy khi muốn tìm cho mình một tương lai
tốt hơn (biết chữ); từ sự cảm thông, thương
cảm...nhiều người lại tỏ thái độ bất bình khi nhà
nước mà cụ thể là Bộ GTVT, chính quyền địa phương
chưa có được sự quan tâm cần thiết để giúp người
dân khắc phục khó khăn, tránh những mối nguy hiểm rình
rập, có những suy diễn còn đem so sánh với những chính
sách, chủ trương, dự án lãng phí để quy kết năng lực,
trách nhiệm của chính quyền trong quản lý và điều hành
đất nước...
Nói tóm
lại, khi một thông tin nóng có hiệu ứng “sốc” (như
trên) được loan tải thì tất sẽ có nhiều người vào
xem và tất sẽ có nhiều ý kiến tham gia bình luận ngược
– xuôi, mổ xẻ vấn để theo nhiều khía cạnh, tùy theo
sự hiểu biết và quan điểm sống của họ. Bài viết
này không đi vào việc phân tích các luồng quan điểm đó
mà chỉ bàn đến góc độ lợi - hại của việc đăng
tải đoạn video.
Trước hết
về cái lợi:
- Với sức
truyền tải nhanh, đoạn video đã nhanh chóng nhận được
sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng mạng về hoàn
cảnh khó khăn của đồng bào miền núi nói chung, và với
cô Tòng Thị Minh cùng các em nhỏ ở đây.
- Chỉ sau
hai ngày đoạn video được đăng thì Bộ GTVT đã nhanh
chóng chỉ đạo kiểm tra và hứa sẽ triển khai xây ngay
1 chiếc cầu treo tại đây trước khi vào mùa lũ. Niềm
hy vọng lớn cho đồng bào ở đây về cây cầu mới mà
Bộ GTVT hứa sẽ xây và niềm hy vọng của đồng bào
miền núi khác về những cây cầu tương tự.
- Báo Tuổi
Trẻ lại được biết đến bởi những bài viết với
những tin hết sức “thời sự”, “nóng” và “sốc”,
“lượng view” tăng nhanh. Hứa hẹn cho các nhà báo tiếp
tục chiều lòng thị hiếu, khai thác tiếp đề tài này
trong những số báo kế tiếp.
Còn cái
không lợi:
- Thảo Dân
cứ thắc mắc: tại sao những người này (những người
trong đoạn video clip) không chọn cho mình một giải pháp
khác an toàn hơn, chẳng hạn như kết bè tre, bè chuối
(là những vật liệu dễ kiếm ở vùng này) hay học người
Tây Nam bộ làm cầu khỉ bắc qua suối. Bởi lẽ, năm nào
cũng có lũ, nếu là một con đường để đi thường
xuyên thì tại sao những người dân tại đây không chung
sức với nhau để tự làm cho mình một chiếc cầu khỉ
từ khi chưa vào mùa lũ, hãy tự lực cánh sinh theo cách
“tự cứu mình trước khi trời cứu”. Còn giả sử đây
chỉ là con đường tạm, và giải pháp qua sông kia là tạm
thời trong mùa lũ đó, thì thay vì đi mua một chiếc túi
bóng (là thứ hiếm và tốn tiền ở vùng núi, vì người
dân ở đây không thể tự sản xuất được) họ có thể
chặt tre, nứa, cây gỗ khô hoặc chuối để kết bè sẽ
an toàn hơn rất nhiều, nếu lỡ có bị tuột tay, trôi
theo dòng nước thì người trên bè còn có thể ôm chặt
bè để còn cơ hội sống sót, còn trong trường hợp này
(chui trong túi bóng) thì nhỡ tuột tay thì chỉ có chết,
không thể có kết cục khác. Vấn đề cần được làm
rõ ở đây nữa là tình trạng qua suối bằng túi bóng
như trên là tạm thời một lần duy nhất hay xảy ra
thường xuyên? Cái này không thể lập lờ để gây “sốc”
được, vì như thế sẽ lừa dối độc giả, sẽ làm tổn
thương tình cảm của độc giả dành cho báo.
Trong trường
hợp sự việc xảy ra thường xuyên, cái không có lợi
của bài báo là “vạch áo cho người xem lưng”. Độc
giả sau khi xem bài báo, sau những xúc cảm về sự cảm
thông chia sẻ thì họ sẽ và tất yếu nghĩ ngay đến vấn
đề tư duy của những người trong đoạn video, những em
nhỏ thì không trách làm gì, nhưng những phụ huynh của
các em, những thầy cô của các em (kể cả cô Tòng Thị
Minh), những thanh niên vất vả làm nhiệm vụ “đưa
người qua suối” này... lẽ nào không nghĩ ra, không
xướng xuất ra một giải pháp khác hay hơn, an toàn hơn
để bảo vệ mình và các em nhỏ sao? Họ kém thông minh
hay lười suy nghĩ? Con người vốn có bản năng chống
chọi với thiên tai, những người nơi khác (lũ xảy ra
khắp nơi, nhất là miền Trung nước ta) họ làm được
bè, cầu khỉ qua suối, sao người dân ở đây không tự
làm được?
- Việc cho
một người vào túi bóng, túm chặt rồi kéo qua suối là
hành động cẩu thả, bất chấp nguy hiểm. Túi bóng kín
hơi có thể giết chết người bên trong trong một khoảng
thời gian nhất định, nếu khoảng suối xa, người bơi
qua vì mệt mà bơi chậm thì người trong túi khi hít hết
oxy trong túi sẽ bị nghẹt thở mà chết; thêm nữa, nếu
lỡ tuột tay (do mỏi tay hoặc do nước chảy mạnh) thì
người trong túi bóng sẽ bị nước cuốn đi mà khó có
thể thoát ra khỏi bọc để tìm cơ hội sống cho mình.
Vậy rõ ràng những thanh niên “đưa người qua suối”
đã quá cẩu thả với tính mạng con người, nếu lỡ xảy
ra chết người thì theo luật pháp họ còn bị truy cứu
về tội giết người gián tiếp chứ không phải là có
công nữa. Còn những người liên quan như phụ huynh, thầy
cô giáo, những người biết rõ sự việc vẫn đồng
tình... không thể không xét đến mức độ liên quan.
Vậy việc
đăng đoạn video trên một tờ báo lớn như báo Tuổi Trẻ
sẽ chẳng hay ho gì khi tuyên truyền cho một hành vi vi
phạm pháp luật (tuy chưa để hậu quả xảy ra).
- Báo Tuổi
Trẻ sẽ phải trả lời độc giả thế nào khi sự kiện
báo đưa tin đó chỉ là hy hữu một lần duy nhất và do
“sáng kiến ” của một vài thanh niên ở đó mang tính
giải quyết tình thế, nhưng đã được/ bị báo đẩy
lên thành một vụ việc đình đám để “câu view”.
Khiến bạn đọc ngộ nhận, các thế lực phản động
được dịp loan tin bêu xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt
bạn bè quốc tế là một nước quá nghèo nàn, lạc hậu,
thậm chỉ là ngu dốt...Thực tế đã có thành phần phản
động thừa cơ hội châm chọc trên facebook với lời lẽ
chua cay rằng: “Thiên đường XHCN đây sao?”... thì báo
Tuổi Trẻ với nhiệm vụ định hướng dư luận, cần
phải chịu trách nhiệm thế nào đây?
Nếu chỉ
là để giúp cô Tòng thị Minh và các em nhỏ, giúp người
dân nơi đây có một cây cầu mới qua suối thì báo Tuổi
Trẻ có thể gửi thẳng cho ông Bộ trưởng Bộ GTVT, có
cần thiết phải đưa lên như thế để được Bộ GTVT
biết đến không?
Nếu chỉ
để bạn đọc cảm thông chia sẻ với những vất vả,
khó khăn, sự nguy hiểm mà những cô giáo, các em học
sinh phải ghánh chịu, các phóng viên có thể bằng những
câu chuyện xúc động có thực, bằng những hình ảnh có
thực khác. Có nhất thiết phải đưa những hình ảnh
mang tính cố xúy cho hành vi vi phạm pháp luật không?
Nhãn quan
chính trị của phóng viên có thể không tốt, song những
người biên tập mà cao nhất là Tổng biên tập thì không
thể không nhìn thấy những mặt trái của bài báo được.
Vậy, thưa
các vị, có cần thiết phải đẩy lên như thế?