Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Bùi Hằng và “mẻ lưới” đầu xuân

Những cái tên như Nguyễn Bắc Truyển, Bùi Hằng đã không còn xa lạ trên diễn đàn mạng, có biết bao đình đám xoay quanh, người thạo tin hẳn biết đây là những “ngòi nổ” cho những vụ đình đám, dù rõ mười mươi nhưng không hiểu sao đến nay những người này cứ diễn trò như diễn chỗ không người mà chẳng mảy may bị pháp luật sờ tới.
Sau sự việc ngày 09/2 và cao điểm là 11/02 vừa qua tại Lấp Vò (Đồng Tháp) thì những gút thắt của vấn đề gần như được mở.

Sự việc được tóm lược lại như sau: Nguyễn Bắc Truyển bị tố cáo có hành vi “lợi dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản công dân” (theo điều 140 BLHS) của 04 nguyên đơn tại TPHCM. Cơ quan CSĐT TPHCM nơi tiếp nhận đơn đã nhiều lần thông qua báo chí công khai ra thông báo yêu cầu ông Truyển có mặt tại cơ quan CSĐT CATPHCM để làm rõ vụ việc, nhưng ông Truyển vẫn không đến làm việc. Sau khi thông qua công tác xác minh truy tìm, cơ quan CSĐT đã xác định ông Truyển đang trú tại nhà bạn gái ở Lấp Vò (Đồng Tháp), cơ quan CSĐT đã gửi giấy triệu tập để yêu cầu ông Truyển sớm có mặt để là rõ vụ việc, song ông Truyển vẫn không chấp hành, chiểu theo quy định của pháp luật thì sau khi gửi giấy triệu tập lần 3 mà đương sự không chấp hành thì đương nhiên bị áp giải để đảm bảo cho công tác điều tra tố tụng. Vậy việc bị cưỡng chế theo giấy triệu tập là đúng quy định của pháp luật, còn sau khi triệu tập để lấy lời khai, làm rõ các tình tiết của vụ án mà xét thấy chưa cần thiết phải bắt thì cơ quan CSĐT có thể cho đương sự tại ngoại, khi có yêu cầu sẽ tiếp tục mời làm việc.

Khi hay tin ông Truyển “bị bắt”, những thành phần quá khích đã nhân cơ hội để làm “nóng” vấn đề, biểu dương lực lượng với chiêu bài “đòi thả Nguyễn Bắc Truyển”, và Bùi Thị Minh Hằng đã cùng một số chiến hữu nhanh chóng có mặt tại Lấp Vò để thực hiện điều đó.
Một câu chuyện quen thuộc như đã từng diễn trong phiên tòa xử Phương Uyên, Nguyên Kha hồi cuối năm 2013, hay với Đinh Nhật Uy gần đây đủ để người quan tâm nhìn trước được diễn tiến câu chuyện.
Nhưng có lẽ vì quá tự tin mà chủ quan, nên Bùi Hằng và các chiến hữu hăng máu đã sập bẫy. Tại sao vậy?
Chuyện chiếm đoạt tài sản của ông Truyển diễn ra đã lâu, trước khi ông thụ án và chấp hành quản chế về tội chống chính quyền, trong suốt thời gian này không thấy ai đưa đơn kiện cáo, cũng chẳng thấy chính quyền nhắc tới hành vi vi phạm pháp luật đó, nhưng sau hơn hai năm hết án thì lại có người đưa đơn thưa, họ (những nguyên đơn) tại sao phải chờ lâu quá vậy.
Tìm hiểu thêm vấn đề, thì rõ. Khi ông Truyển còn làm kinh tế, vì cả tin vào khả năng thuyết phục của ông, tin vào viễn cảnh phát triển của công ty mà ông thêu dệt nên các nguyên đơn đã không đắn đo cho ông vay tiền. Đáng lẽ vay xong thì thực hiện theo lời hứa, dùng đồng tiền đó để thúc đẩy công ty phát triển, ông Truyển lại nhảy qua làm chính trị, cuối cùng thì tiền xài hết, ông lại phải vô tù, các nguyên đơn “ngậm bồ hòn làm ngọt” đành chờ ông ra tù mới mong được trả nợ. Sau khi ra tù, ông Truyển lại chịu thêm thời gian quản chế, nhưng nhờ khả năng giao tiếp giỏi, nên dù chỉ qua điện thoại nhưng ông đã củng cố niềm tin của rất nhiều “đồng bào” hải ngoại rằng ông vẫn tiếp tục là đảng viên đảng DCND, ngoài ra còn thêm danh là thành viên “Hội ái hữu tù nhân chính trị và TG VN”, thành viên tổ chức “Cao trào nhân bản”... nhờ có chân ở nhiều “tổ chức” lại là người mạnh miệng, có khả năng nói một thành mười nên ông nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều “đồng bào hải ngoại” và vì thế mà ông được ủng hộ mạnh. Không ngờ kiếm tiền lại dễ dàng hơn nhiều so với cái thời lập công ty, điều hành công ty; không ngờ tài năng kinh doanh lại dễ dàng dụng võ trên mãnh đất chính trị màu mỡ, ông nhanh chóng nổi tiếng, nổi tiếng bao nhiêu thì tỷ lệ thuận với nguồn tiền rót về ủng hộ bấy nhiêu.
Như nhận thấy nếu chỉ vận động cho riêng mình thì đến một lúc nào đó nguồn tiền sẽ cạn, dòng tiền vì thế sẽ không còn chảy vào túi mình nữa nên ông khéo léo chuyển đổi màu sắc thành người trung gian vận động cho các thân nhân “tù nhân lương tâm” và ông đã thành công ngoài tưởng tượng. Vì vận động cho nhiều người nên số tiền tăng lên, vì vận động cho người khác nên không phải chịu điều tiếng mà trái lại còn được hưởng tiếng thơm, tiếng thơm tỏa ra thì càng nhiều người biết, nhiều người biết thì càng có nhiều người ủng hộ, bênh vực... quả là một canh bạc kinh doanh hiệu quả, không mất vốn mà lãi lớn. Chỉ trong 03 năm chấp hành quản chế, dù không được ra khỏi phường nhưng ông Truyển đã kiếm được bộn tiền, ông chi một phần cho các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ vừa để chứng minh với bên ngoài là ông minh bạch tài chính, vừa để tạo ơn với các gia đình được nhận tiền, qua họ củng cố thêm uy tín. Số tiền có được ông nhanh chóng đầu tư vào đất đai, nhất là thời điểm thị trường địa ốc trong nước đóng băng, giá đất giảm nên ông đã mua được kha khá thông qua danh nghĩa chị gái, anh rể hay cháu ngoại. Các nguyên đơn đã phát hiện ra điều đó liền yêu cầu ông Truyển trả nợ nhưng ông lấy cớ còn bị quản chế, chưa đi làm nên chưa có tiền trả, khất lần để thoái thác, bị thúc ép quá thì ông trả trước kiểu nhỏ giọt cho một số chủ nợ làm căng. Nhưng sau khi hết thời hạn quản chế thì ông Truyển bỗng nhiên “lặn” biệt tích, các chủ nợ dớn dác tìm đến nhà thì chỉ nhận được câu trả lời của bà mẹ già: “Tôi không biết nó đi đâu. Việc nó làm nó chịu.”. Các chủ nợ hậm hực đành nuốt trôi cơn giận ra về, ròng rã hơn 1 năm không biết Truyển trốn đi đâu.
Ngặt nỗi, muốn kinh doanh chính trị thì không thể “lặn” mãi được, sau 01 năm trốn chui, trốn nhủi thì Truyển cũng dần lộ diện qua một vài bài viết, trả lời phỏng vấn để đánh động dư luận, và vì thế mà các chủ nợ có cơ hội phát hiện Truyển đã tậu đất, xây nhà và sống bên một người đẹp ở Lấp Vò. Uất quá, những chủ nợ bất đắc dĩ đâm đơn kiện với hy vọng Truyển có trách nhiệm hơn với những khoản nợ mà y từng ngon ngọt hứa hẹn. Và diễn biến sự việc là những gì đã xảy ra trong những ngày đầu năm vừa qua.

Lại nói về Bùi Hằng, với bản chất lưu manh của một tú bà, từng là chủ một nhà hàng bia ôm tại Vũng Tàu, thị quen sống dựa trên mồ hôi nước mắt của người khác, nhất là bóc lột chị em phụ nữ ít học phải đi làm nghề mua vui cho thiên hạ. Sau khi hang ổ nhền nhện của thị bị công an Vũng Tàu triệt hạ, mất cơ hội làm ăn, vốn lười lao động lại muốn ăn sung mặc sướng, thêm ấm ức vì bị mất “chén cơm” (tụ điểm làm ăn bị xóa sổ) nên thị càng trở nên hậm hực, cho rằng bị oan ức nên hùa theo những người dân khiếu kiện khác đi khiếu nại, tố cáo.
Bước ngoăt cuộc đời thị, biến thị từ một tú bà trở thành “nhà dân chủ” khi la cà ở Hà Nội cùng nhóm dân khiếu kiện, thấy nhóm người kéo nhau biểu tình với khẩu hiệu phản đối Trung Quốc, thị cũng hùa theo, càng tham gia lại càng hăng, thị õng ẹo trong chiếc áo dài, che nghiêng vành nón lá và chiếc băng rôn trước ngực. Đám đông hiếu kỳ, đẩy thị lên đầu hàng và … biến thị thành “hoa hậu biểu tình”, gắn cho thị đủ thứ mỹ từ mà một tú bà như thị chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Óc ngắn, nhưng thị được cái mồm to, nên liên tục các cuộc biểu tình sau thị cũng được đi đầu và hô vang khẩu hiệu. Đám trí thức nhiều chữ, ít tâm như Quang A, Xuân Diện, Nguyên Ngọc... phát hiện ra “vật tế thần” nên đã tô vẽ và đưa thị lên tận mây xanh để xúi thị “đưa đầu chịu báng”; đám âm binh khoác áo chùng đen cũng nhân cơ hội này thò tay níu kéo. “Nhà rận chủ tú bà” có thời điểm đã được đẩy lên thành “Người phụ nữ của năm”, “anh thư yêu nước bằng cả máu trên, máu dưới”.
Càng hăng hái thì càng sa đà, càng sa đà lại hóa quá khích. Thế rồi, sau nhiều lần bị lập biên bản, nhắc nhở về hành vi gây mất trật tự nơi công cộng nhưng không chịu sửa đổi, thị đã bị UBND TP Hà Nội ra quyết định cho đi giáo dưỡng. Tuy xui xẻo, nhưng lại có phần may mắn khi hay tin thị bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm, đám “nhơn xỹ” bên ngoài ra rả kêu gọi bênh vực, lập quỹ yểm trợ. Với khả năng múa bút của các “nhơn xỹ” chẳng bao lâu sau đó số tiền quỹ tăng lên đột biến, là khoản tiền kếch xù mà ngay cả những người đạo mạo, thanh cao như Nguyễn Xuân Diện cũng phải thèm thuồng, xà xẻo tí chút. Sự xà xẻo bị vạch trần sau khi Bùi Hằng ra trại, Hằng điên tiết mắng Diện dám tự tiện dùng tiền “đồng bào” ủng hộ Hằng vào việc riêng mà không hỏi ý kiến, Diện thất vọng mắng lại Hằng là “đồ vô ơn”, bởi không có Diện và đám “nhơn xỹ” ca tụng, tô vẽ thêm và bày trò lập quỹ thì tiền đâu mà gửi cho Bùi Hằng... mâu thuẫn tới đỉnh điểm thì Hằng và Diện cắt đứt tơ duyên, mỗi người một ngả, đám “nhơn xỹ” từ đó cũng không còn ngợi ca Hằng nữa.
Chia tay “nhơn xỹ”, Hằng nhanh chóng sà vào vòng tay của đám âm binh mặc áo chùng đen và tiếp tục tự nguyện thành con thiêu thân trong các buổi trình diễn kế tiếp và giờ đây mang nỗi hậm hực vì đã từng vào trại, lại được lèo lái bởi đám áo chùng có tư tưởng quá khích cực đoan nên hành động của Hằng càng ngày càng cực đoan hơn. Ngày xưa nón là, áo dài/ ngày nay áo cộc, vác vai ống tù (loa). Tuy ở Bà Rịa- Vũng Tàu, nhưng khi đánh hơi thấy có buổi tụ tập ở đâu là Hằng nhanh chóng có mặt. Điều đáng lý một người như Hằng phải biết hổ thẹn là khoác lên người “tấm áo bảo vệ nhân quyền” thì thị lại hãnh diện làm điều đó một cách nhục nhã, bất chấp dư luận, đến nỗi khi nghe thị rao giảng về nhân quyền ở công viên 23/9, một chị bán hàng rong không cầm được bực bội đã thẩy cho Bùi Hằng một bịch mắm tôm khiến thị bẽ mặt, ê chề.
Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, cực đoan quá khích quá cũng có ngày sa lưới pháp luật. Nhận chỉ đạo của các vị áo chùng đen, Bùi Hằng cùng mấy âm binh kéo nhau xuống Lấp Vò định một phen hoạt náo, nào ngờ không phải đâu cũng giống BR-VT, thị cùng đám âm binh bị hốt trọn vì có hành vi gây rối trật tự công cộng, chờ ngày xét xử. Âu đó cũng là kết cục tất yếu dành cho một người phụ nữ xem thường pháp luật, bất chấp dư luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét