Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Phong cách kẻ sỹ phu


Bài huấn thị thế nào mà gã kỳ vọng quá vậy?

Số là, khoảng đầu tháng 7, khi sắp vào “tháng cô hồn”, gã có ghi danh tham gia cùng một đám cô hồn các đảng, đủ mọi thành phần, dưới danh “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”. Thoáng nghe tên và lướt mắt qua cái danh sách ban đầu cũng đủ thấy đây là cái “lẩu thập cẩm chính trị” không hơn, không kém. Người tỉnh táo và nghiêm túc thì chẳng dại gì ghi danh, bởi ai đời một “Tiến sỹ nhà nòi” trưởng thành dưới “mái trường XHCN”(Phạm Chí Dũng) lại sóng danh cùng một linh mục “Dòng Chúa cứu thế” nặng mối thâm thù chống cộng ( Lê Ngọc Thanh); ai đời một nhà thơ lớn thuộc hạng cây đa, cây đề của làng thơ Việt Nam (Bùi Minh Quốc) lại cùng hội cùng thuyền với một đám trẻ trâu, ăn chưa no, lo chưa tới, chưa tự lo được cho bản thân, thất nghiệp bởi tài hèn, lại thích xài sang nhưng lười lao động, còn bày chuyện làm chính trị chính em (như Châu Văn Thi, Huỳnh Trọng Hiếu, Đỗ Thị Minh Hạnh); đó là chưa kể đến một số thành phần bất hảo vào tù, ra tội vì những chiến tích bất hảo như Phạm Bá Hải, Phan Thanh Hải...nhưng gã đã ghi danh. Có người đoán, gã ghi danh vì thiếu thông tin, nhưng có lẽ không phải vì ngày nào mà gã chẳng lướt web. Đúng hơn là gã ghi danh mang tính “hội đồng”, gã nhìn thấy những cái tên oai oai như Tiến sỹ, nhà báo Phạm Chí Dũng, Nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Phạm Thành, nhà văn Quân đội Phạm Đình Trọng... thì dựa vào “tiếng thơm” mấy người này mà đặt niềm tin rồi đứng vào cho có bè, có nhóm; lẽ thứ hai, là tiêu chí đặt ra của “hội” lúc này có vẻ đúng như mong ước bấy lâu của gã, hễ cứ ai chống lại thể chế này thì chẳng cần biết chống theo kiểu gì, cứ lấy tên của gã mà điền vào cho xôm tụ, chả thế mà hơn chục năm về trước gã đã một phen xém bị bỏ tù vì dan díu với mấy anh chống cộng salon ở nước ngoài vì âm mưu kết bè chống chế độ. Còn một lý do nữa tưởng chứng phi lý, nhưng áp vào với tính cách của gã thì một tẹo cũng chẳng sai, nó đã ăn sâu vào máu, thịt gã từ rất lâu, có chết gã cũng không chừa đó là “tính háo danh”. Khá lâu trên mạng ít nhắc đến gã bởi gã chẳng có gì mới, nên nay nhân có chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” của các thành viên lãnh đạo “Hội Nhà báo độc lập VN” đang được “cả thế giới ảo” nhìn vào, là dịp hiếm có để một kẻ ranh mãnh như gã chớp ngay cơ hội.
Có một điều rất “đặc trưng” từ tính cách của gã là, dưới con mắt của gã thì trong làng dân chủ VN hiện nay chẳng có ai để gã có thể nể mặt mà tôn vinh làm “sư huynh” được, chứ chưa thể nói đến hàng “sư phụ”, vì thế, trong mọi chuyện, nếu không lấy tư cách là người trong cuộc thì gã khéo léo đóng vai “người quan sát” để đưa ra “diệu kiến”, còn trong trường hợp gã đã cùng hội cùng thuyền rồi, thì gã lại dùng kiểu nói kể cả kiểu bề trên “góp ý”, nhưng thực chất là thể hiện phong thái của một bậc “quân sư quạt mo”... và trong “sự kiện” này, gã đã cũng làm như thế.(còn tiếp)


Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Bài giáo huấn


Hà Phu Sỹ đang cố moi cục ghèn to tướng ra khỏi hốc mắt sâu hoắm, dụi dụi thêm mấy cái, rồi thả mắt ra giàn hoa Thiên Lý trước nhà hòng định hình xem có đúng là màu vàng tự nhiên của hoa hay màu nào khác. Chả là vì đêm qua vì quá ham với bài giảng “triết lý sống” cho đám trẻ trâu trên mạng nên gã thức hơi khuya, gần 03 giờ sáng gã mới tạm yên tâm với những lời giáo huấn khá chỉn chu của mình, gã mới chịu ngả mình, chợp mắt tí chút. Đang lúc ngắm hoa và tưởng tượng về viễn cảnh đám trẻ trâu đang châu đầu đọc những lời huấn thị của gã thì trên gác, mụ Bà Hắc quang quác gọi:

Lão già ơi, lên đây phụ tôi hâm ấm nước!”
Đời gã vốn là kẻ “nho sinh”, rồi đến “nho gia” và nay được người người khắp mọi nơi “trên thế giới mạng internet” vinh danh là “Sỹ Phu” nên ngoài khả năng múa bút, phóng bút, bẻ cong ngòi bút... thì quả thực gã chẳng làm được gì ngoài đun nước sôi giúp vợ. Cũng may, cái tính của vợ gã vốn choang choác “ruột để ngoài da”, nhưng chỉ ở trong nhà nên đã không làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của gã. Chứ không thì có viết lách thế nào đi chăng nữa thì trong hoàn cảnh thế giới thông tin đa chiều này, gã làm sao được họ vinh cho cái nhãn thơm tho “Sỹ Phu” ấy được.
Gã run rẩy bước lên cầu thang, cái cầu thang quá dốc bởi diễn tích nhà quá hẹp, cái cầu thang này gã từng xem là “máy tập thể dục cá nhân” để mỗi ngày gã tính xem mình đã lên xuống được bao nhiêu lần, qua đó định lượng sức khỏe của mình theo năm tháng. Cách đây chừng hai chục năm, tuy cầu thang rất dốc, nhưng bước chân gã trèo lên, tụt xuống thoăn thoắt... nhưng nay, ở cái tuổi ngoài “thất thập” rồi thì chả khác gì chú nhái bén già trèo cột mỡ vậy. Gã hổn hển bò lên gác, nhìn mụ vợ phốp pháp của mình chạy tới chạy lui bưng nước cho khách mà tiếc rẻ tuổi xuân. Gã cố nhịn thở để không bị xem là bệnh nhân suyễn và cũng để tránh mất sỹ diện trước đám khách già quen thuộc mỗi sớm, sợ họ khinh khi, xem gã là kẻ hết xí – quách, gã khuềnh chân, khệnh khạng bước đến bếp, ngoài kia mấy lão già cùng lứa còn chụm đầu kháo chuyện thời sự, tuy chán ngắt những đề tài mà mấy gã từng bàn, nhưng hôm nay không hiểu sao gã vẫn cố vểnh tai, hy vọng trong câu chuyện của họ có nhắc đến bút danh của gã.
Nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến.

Gã tự an ủi: mấy lão già này làm gì có khả năng cập nhật thông tin từ in-tẹc-nét, mà bài huấn thị của gã thì mới “bót” lúc 3 giờ, nên mấy gã không hay biết gì cũng phải thôi. Tuy nghĩ thế, nhưng gã vẫn thèm một cái gì đó rất khó định nghĩa. Có lẽ đó cũng là lẽ tự nhiên, khi sản sinh ra một đứa con tinh thần thì ai mà chả thèm được đọc giả liếc mắt tới. Nhìn theo làn hơi nước bốc lên từ chiếc ấm đen bịt bởi mù hóng, gã tưởng tượng ra những vẻ mặt hân hoan, những lời chúc tụng, tung hê của đám trẻ trâu mà gã tin rằng nhất định thế nếu chúng đọc hết và hiểu được những gì gã nói... (còn tiếp)

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Thư của một Linh mục xa xứ gửi giáo chức DCCT quốc nội...

Kính gửi: Đức Hồng Y và Hội đồng giám mục Việt Nam
Đồng kính gửi: - Cha Giám Tnh Vĩnh Sơn Phạm Trung Thành
- Linh mục giuse Hồ Đắc Tâm

- Linh mục antôn Lê Ngọc Thanh
- Linh mục giuse Đinh Hữu Thoại
Kính thưa quý vị
Kể từ khi Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) được thành lập năm 1732 bởi Thánh An Phong tại vương quốc Napoli thuộc Italia, đến nay là một dòng giáo sĩ thừa sai, bao gồm các nghi thức lễ giáo khác nhau thuộc công pháp giáo hoàng và được hưởng quyền đặc miễn… trải qua trên ba trăm năm tồn tại và phát triển và hiện nay đang phục vụ công cuộc rao giảng tin mừng trên hơn 80 quốc gia trên thế giới với mục đích noi gương Chúa Giêsu cứu thế, hăng say rao giảng lời Chúa cho người nghèo khó, neo đơn, hăng say loan báo tin mừng. Toàn dòng thực sự phải noi gương đức Kitô qua lối sống tông đồ bao gồm sự thánh hiến cho Thiên Chúa và các hoạt vụ thừa sai và các tu sĩ nội dòng… DCCT Việt Nam chúng ta bắt đầu bởi các cha và thầy DCCT thuộc Tỉnh dòng Sainte Anna de Baupré đến từ Canada, lần đầu tiên tại Huế 1925, đến năm 1928 tại Hà Nội và năm 1933 tại Sài Gòn đến năm 1964, DCCT đã trở thành một tỉnh dòng độc lập gồm có 15 tu viện cộng đoàn, 11 giáo phận khắp đất nước Việt Nam.
Thưa quý cha,
Với mục vụ thiêng liêng là rao giảng tin mừng đến tận những người nghèo khó, khốn khổ theo ý Chúa.
Nhưng vào ngày 28/4/2014 tại khuôn viên nhà thờ DCCT ở số 38 Kỳ Đồng, Quận 3, các linh mục tỉnh dòng Phạm Trung Thành, LM Hồ Đắc Tâm, LM Lê Ngọc Thanh cùng cái gọi là “Hội đồng liên tôn” đã đứng ra tổ chức “Ngày tri ân thương phế binh VNCH” các vị bảo rằng đây không phải là mục vụ chính trị nhưng thực chất các vị đã chính trị hóa mục vụ thiêng liêng của Chúa là rao giảng tin mừng cho người nghèo – bằng cách tán dương những kẻ đã có thành tích chống lại dân tộc.
Thưa quý vị, chắc quý vị thừa hiểu rằng đạo lý luôn luôn thuộc về phía dân tộc và trong tất cả các cuộc chiến tranh chống lại ngoại xâm thì chúng ta không thể đánh đồng giữa người bảo vệ tổ quốc và kẻ theo ngoại bang chống lại dân tộc được. Chúa Giêsu theo kinh thánh là Đức chúa trời Ngôi Hai đã xuống trần thế làm người chịu nạn, chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ và Ngài đã rao giảng tin mừng bằng sự chịu thương, chịu khó và cứu chuộc. Đây là sứ mệnh Thiên Chúa, Ngài không có mục đích chính trị, nhưng ở đây các vị đã thực hiện chức năng của mình bằng cách khơi dậy một thế lực hận thù dân tộc, khơi dậy một hình thái ý thức chính trị (Idologic Politic) chống đối cho một tập thể đã có thành tích chống đối, một tập thể mà chế độ chính trị của họ đã bị cáo chung sau ngày chiến thắng của dân tộc năm 1975. Đã 40 năm nay, nhân dân Việt Nam cùng nhà nước VN đã thực hiện chính sách đại đoàn kết, hòa giải dân tộc, đổi mới và ổn định nhằm thăng tiến đời sống xã hội; chính sách người nghèo đã được thực hiện chung cho toàn dân, không phân biệt đối tượng, thành phần… và toàn dân đang cùng chung ý thức đề phòng về một thế lực xâm lăng mới có thể xảy ra. Thế mà các vị lại cam tâm khơi dậy trong đống tro tàn quá khứ một ý thức biệt phái hận thù mới mà các vị gọi là “mục vụ” thương khó người nghèo hay sao.???. Các vị còn liên kết với cái gọi là “Hội đồng liên tôn”, nhằm tạo sức mạnh, trong khi các mục vụ của giáo hội từ trước đến nay có bao giờ cần phải liên kết với các tôn giáo khác đâu?!. Vậy thì nếu đoán không nhầm thì các mục vụ của các vị từ sự liên kết với “Hội đồng liên tôn” để rồi đi đến việc thành lập “Mặt trận liên tôn” đấy là điều mong muốn cuối cùng của các vị hay sao? Và sự liên kết đó nhằm mục đích gì, có thể chối bỏ đó không phải là mục đích chính trị? Có lẽ lúc bấy giờ các vị mới hết chối rằng cái “mục vụ chính trị” mà các vị đã tiến hành là toàn trái ngược với phúc lành Thiên Chúa và đạo lý dân tộc…
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”
Kính mong các vị luôn hướng về Chúa với lòng thanh tẩy và luôn tôn trọng cuộc sống đang hòa bình và no ấm của một dân tộc, một đất nước đã trải qua quá nhiều tan nát, đau thương của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược từ ngoại bang và những âm mưu lỗi đạo, ngược đời…
Kính chào quý vị.
Vancouver, Canada, ngày 07/8/2014
LM DCCT
Antôn LCH


(sưu tầm trên mạng)

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Hoan hô Cùi Các... giờ đã khác!

Tôi đọc được mẩu chuyện mà Cùi kể trên FB, rằng Cùi diện chiếc áo có in dòng chữ “Human Right” ra một nơi công cộng đầy xinh tươi, thơ mộng ở Manila, nhưng bởi thói quen xấu là hút thuốc nên Cùi bị một cô gái người Philip “chơi ” cho một vố khá sốc. Và qua cú “sửa lưng” của cô gái thì thay vì hậm hực, Cùi đã rút ra được một bài học đáng quý cho mình là nếu muốn trở thành người đấu tranh cho nhân quyền thì trước hết phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền con người của những người bên cạnh và tuyệt đối không vi phạm những quyền cơ bản đó của người khác.
Thiếu chi người để Cùi yêu,
Mà sao phải khổ thân như thế này
Cùi ơi!

Thế thôi, chỉ một mẩu chuyện cỏn con, có thể có một Cùi dệt thành mười đi nữa, thì tôi vẫn còn có niềm tin Cùi là người còn có nhân cách, có thể hoàn cảnh đẩy đưa mà Cùi đã chưa có dịp tỉnh ra mà thuận đà xuôi theo nó. Nhưng những khoảnh khắc nhìn lại đó cho thấy Cùi là người biết tôn trọng khách quan, biết lắng nghe và biết tự soi lại chính mình. Thế mới quý!

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tin buồn cho các nhà rận chủ

Mới đây thôi, cộng đồng nhà rận tím tái mặt mày khi hay tin kết quả trưng cầu dân ý của CH tự trị Crưm, cho thấy ý kiến áp đảo đòi ly khai khỏi Ucraina và xin sát nhập Nga. Bao nỗ lực của các nước phương Tây là đồng minh Hoa Kỳ và ngay cả Hoa Kỳ cũng gay gắt lên tiếng phản đối việc sát nhập này... Thế nhưng, chẳng có gì có thể thay đổi khi mà chính ý nguyện của người dân Crưm đã quyết lựa chọn cho mình chính thể phù hợp. Sẽ có nhiều khó khăn và quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh bị ảnh hưởng khi Nga chi phối hoàn toàn đến lãnh địa Crưm, chỉ đơn giản nhìn từ góc độ dầu khí, hay cửa ngõ thông thương hàng hải... cũng cho thấy Hoa Kỳ và đồng minh ngậm quả đắng vụ này mà không cách gì xoay chuyển nổi.
Cộng đồng rận không khỏi cay đắng khi Thầy mình (Huê Kỳ) một phen bị mất mặt, nhưng cái mất mặt này không phải từ trên trời rơi xuống, hay ở dưới đất chui lên mà nó quá quen thuộc, gần như là dòng máu độc vốn hằng ngày vẫn chảy trong nội tạng rận chủ vậy. Lạ gì đâu khi cũng là "trưng cầu dân ý"; lạ gì đâu khi cũng "độc lập, ly khai, tự chủ"; lạ gì đâu cũng "dân chủ, nhân quyền"... người dân Crưm không sử dụng phương tiện gì tinh vi, hiện đại hay chuẩn mực giá trị sống nào cao xa, mà họ sử dụng những phương tiện, quyền đơn thuần mà trên quốc tế vốn quá phổ biến... để chọn cho mình quyết định.
Crưm sát nhập Nga quả là sự kiện hiếm thấy xưa nay, bởi với Hoa Kỳ và đồng minh thì họ chỉ thích, chỉ muốn các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các quốc gia có chính thể không thân Hòa Kỳ, không tuân theo dòng xoáy của Hoa Kỳ... phải ly khai, phải đối đầu, phải xung đột... có vậy họ mới có cớ để dùng chiêu bài "dân chủ, nhân quyền" ra mà can thiệp. Có ly khai thì họ mới có thêm đồng minh thân Hoa Kỳ, có đối đầu thì các chính sách thuộc địa của Hoa Kỳ mới được triển khai, thử nghiệm và có xung đột thì họ mới có cơ hội để cung cấp vũ khí, có cơ hội để thử nghiệm sức hủy diệt của các loại vũ khí tối tân mới chế tạo, mà họ không bao giờ muốn, không bao giờ dám thử trên đất nước và với người dân của họ.
Rận chủ không ngớt lời ca ngợi vương quốc của Thầy mình là số 1, là giàu có nhất thế giới, là văn minh nhất nhân loại. Đúng, họ giàu có, họ văn minh... nhưng liệu các rận có bao giờ tự soi lại xem tại sao họ giàu, tại sao họ có được điều kiện văn minh? Có phải thực sự họ là người thông minh hơn chúng ta? Hay họ chỉ là những kẻ tinh ranh, khôn lỏi và độc ác?
Trước sự kiện Crưm xin ly khai Ucraina để sát nhập Nga, các rận có tự đặt câu hỏi cho mình rằng người dân Crưm đang sống trong thể chế được bao bọc, giúp đỡ của Hoa Kỳ dành cho Ucraina (với tư cách đồng minh) sung sướng, giàu có, văn minh... sao lại chọn đi theo Nga?

Và sáng nay, tiếp tục một tin sốc, cực buồn với cộng đồng rận chủ khi mà Alaska (một bang của Thầy Hoa Kỳ) lại có 22.000 người ký kiến nghị đòi ly khai khỏi Hoa Kỳ để được xin đi theo Nga. Đây liệu có phải chính sách kích động ly khai của Nga? Đây có phải là chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “cách mạng màu” mà Nga thực thi tại Alaska?... Có lẽ và tôi tin một điều rằng, vốn dĩ Nga không phải là một quốc gia hiếu chiến, các chính sách đối ngoại của Nga cũng không nhằm mục tiêu lôi kéo đồng minh theo kiểu kết bè khuynh đảo, chi phối thể giới như Hoa Kỳ... vậy chỉ có thể đây là sự lựa chọn của người dân Alaska mà trước mắt là của 22.000 người đại diện, thể hiện ý nguyện muốn từ bỏ cuộc sống giàu có, văn minh của Hoa Kỳ để đi theo một quốc gia khác.
Hoan hô Alaska! bái phục Nga!

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

“Qua suối bằng ...túi bóng” lợi hại gì dưới góc độ truyền thông?

Những ngày gần đây, dư luận được dịp xôn xao, sau khi báo Tuổi Trẻ cho đăng tải đoạn video clip của cô giáo Tòng Thị Minh, quay lại cảnh người dân một xã miền núi thuộc tỉnh Điện Biên đã sử dụng túi bóng bọc người trong đó để lôi qua một đoạn suối Nậm Pồ trong những ngày mưa lũ. Cũng như bao độc giả, khi nhìn thấy cảnh này Thảo Dân rất xúc động, lo lắng và thương cho những người dân này khi phải đánh đố số phận mình trong một tình huống rất nguy hiểm như thế.

Trên không gian mạng, không ít bạn đọc đã thể hiện quan điểm chia sẻ với những khó khăn của đồng bào miền núi nói chung và cảm kích trước tinh thần và tấm lòng của những cô giáo (trong đó có cô Tòng Thị Minh) khi quyết tâm vượt qua những hiểm nguy, gian khó để đến với các em nhỏ, mang con chữ đến cho các em vùng cao, thương cho các em học sinh phải vất vả đến trường, phải đối mặt với hiểm nguy khi muốn tìm cho mình một tương lai tốt hơn (biết chữ); từ sự cảm thông, thương cảm...nhiều người lại tỏ thái độ bất bình khi nhà nước mà cụ thể là Bộ GTVT, chính quyền địa phương chưa có được sự quan tâm cần thiết để giúp người dân khắc phục khó khăn, tránh những mối nguy hiểm rình rập, có những suy diễn còn đem so sánh với những chính sách, chủ trương, dự án lãng phí để quy kết năng lực, trách nhiệm của chính quyền trong quản lý và điều hành đất nước...
Nói tóm lại, khi một thông tin nóng có hiệu ứng “sốc” (như trên) được loan tải thì tất sẽ có nhiều người vào xem và tất sẽ có nhiều ý kiến tham gia bình luận ngược – xuôi, mổ xẻ vấn để theo nhiều khía cạnh, tùy theo sự hiểu biết và quan điểm sống của họ. Bài viết này không đi vào việc phân tích các luồng quan điểm đó mà chỉ bàn đến góc độ lợi - hại của việc đăng tải đoạn video.
Trước hết về cái lợi:
- Với sức truyền tải nhanh, đoạn video đã nhanh chóng nhận được sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng mạng về hoàn cảnh khó khăn của đồng bào miền núi nói chung, và với cô Tòng Thị Minh cùng các em nhỏ ở đây.
- Chỉ sau hai ngày đoạn video được đăng thì Bộ GTVT đã nhanh chóng chỉ đạo kiểm tra và hứa sẽ triển khai xây ngay 1 chiếc cầu treo tại đây trước khi vào mùa lũ. Niềm hy vọng lớn cho đồng bào ở đây về cây cầu mới mà Bộ GTVT hứa sẽ xây và niềm hy vọng của đồng bào miền núi khác về những cây cầu tương tự.
- Báo Tuổi Trẻ lại được biết đến bởi những bài viết với những tin hết sức “thời sự”, “nóng” và “sốc”, “lượng view” tăng nhanh. Hứa hẹn cho các nhà báo tiếp tục chiều lòng thị hiếu, khai thác tiếp đề tài này trong những số báo kế tiếp.
Còn cái không lợi:
- Thảo Dân cứ thắc mắc: tại sao những người này (những người trong đoạn video clip) không chọn cho mình một giải pháp khác an toàn hơn, chẳng hạn như kết bè tre, bè chuối (là những vật liệu dễ kiếm ở vùng này) hay học người Tây Nam bộ làm cầu khỉ bắc qua suối. Bởi lẽ, năm nào cũng có lũ, nếu là một con đường để đi thường xuyên thì tại sao những người dân tại đây không chung sức với nhau để tự làm cho mình một chiếc cầu khỉ từ khi chưa vào mùa lũ, hãy tự lực cánh sinh theo cách “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Còn giả sử đây chỉ là con đường tạm, và giải pháp qua sông kia là tạm thời trong mùa lũ đó, thì thay vì đi mua một chiếc túi bóng (là thứ hiếm và tốn tiền ở vùng núi, vì người dân ở đây không thể tự sản xuất được) họ có thể chặt tre, nứa, cây gỗ khô hoặc chuối để kết bè sẽ an toàn hơn rất nhiều, nếu lỡ có bị tuột tay, trôi theo dòng nước thì người trên bè còn có thể ôm chặt bè để còn cơ hội sống sót, còn trong trường hợp này (chui trong túi bóng) thì nhỡ tuột tay thì chỉ có chết, không thể có kết cục khác. Vấn đề cần được làm rõ ở đây nữa là tình trạng qua suối bằng túi bóng như trên là tạm thời một lần duy nhất hay xảy ra thường xuyên? Cái này không thể lập lờ để gây “sốc” được, vì như thế sẽ lừa dối độc giả, sẽ làm tổn thương tình cảm của độc giả dành cho báo.
Trong trường hợp sự việc xảy ra thường xuyên, cái không có lợi của bài báo là “vạch áo cho người xem lưng”. Độc giả sau khi xem bài báo, sau những xúc cảm về sự cảm thông chia sẻ thì họ sẽ và tất yếu nghĩ ngay đến vấn đề tư duy của những người trong đoạn video, những em nhỏ thì không trách làm gì, nhưng những phụ huynh của các em, những thầy cô của các em (kể cả cô Tòng Thị Minh), những thanh niên vất vả làm nhiệm vụ “đưa người qua suối” này... lẽ nào không nghĩ ra, không xướng xuất ra một giải pháp khác hay hơn, an toàn hơn để bảo vệ mình và các em nhỏ sao? Họ kém thông minh hay lười suy nghĩ? Con người vốn có bản năng chống chọi với thiên tai, những người nơi khác (lũ xảy ra khắp nơi, nhất là miền Trung nước ta) họ làm được bè, cầu khỉ qua suối, sao người dân ở đây không tự làm được?
- Việc cho một người vào túi bóng, túm chặt rồi kéo qua suối là hành động cẩu thả, bất chấp nguy hiểm. Túi bóng kín hơi có thể giết chết người bên trong trong một khoảng thời gian nhất định, nếu khoảng suối xa, người bơi qua vì mệt mà bơi chậm thì người trong túi khi hít hết oxy trong túi sẽ bị nghẹt thở mà chết; thêm nữa, nếu lỡ tuột tay (do mỏi tay hoặc do nước chảy mạnh) thì người trong túi bóng sẽ bị nước cuốn đi mà khó có thể thoát ra khỏi bọc để tìm cơ hội sống cho mình. Vậy rõ ràng những thanh niên “đưa người qua suối” đã quá cẩu thả với tính mạng con người, nếu lỡ xảy ra chết người thì theo luật pháp họ còn bị truy cứu về tội giết người gián tiếp chứ không phải là có công nữa. Còn những người liên quan như phụ huynh, thầy cô giáo, những người biết rõ sự việc vẫn đồng tình... không thể không xét đến mức độ liên quan.
Vậy việc đăng đoạn video trên một tờ báo lớn như báo Tuổi Trẻ sẽ chẳng hay ho gì khi tuyên truyền cho một hành vi vi phạm pháp luật (tuy chưa để hậu quả xảy ra).
- Báo Tuổi Trẻ sẽ phải trả lời độc giả thế nào khi sự kiện báo đưa tin đó chỉ là hy hữu một lần duy nhất và do “sáng kiến ” của một vài thanh niên ở đó mang tính giải quyết tình thế, nhưng đã được/ bị báo đẩy lên thành một vụ việc đình đám để “câu view”. Khiến bạn đọc ngộ nhận, các thế lực phản động được dịp loan tin bêu xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là một nước quá nghèo nàn, lạc hậu, thậm chỉ là ngu dốt...Thực tế đã có thành phần phản động thừa cơ hội châm chọc trên facebook với lời lẽ chua cay rằng: “Thiên đường XHCN đây sao?”... thì báo Tuổi Trẻ với nhiệm vụ định hướng dư luận, cần phải chịu trách nhiệm thế nào đây?
Nếu chỉ là để giúp cô Tòng thị Minh và các em nhỏ, giúp người dân nơi đây có một cây cầu mới qua suối thì báo Tuổi Trẻ có thể gửi thẳng cho ông Bộ trưởng Bộ GTVT, có cần thiết phải đưa lên như thế để được Bộ GTVT biết đến không?
Nếu chỉ để bạn đọc cảm thông chia sẻ với những vất vả, khó khăn, sự nguy hiểm mà những cô giáo, các em học sinh phải ghánh chịu, các phóng viên có thể bằng những câu chuyện xúc động có thực, bằng những hình ảnh có thực khác. Có nhất thiết phải đưa những hình ảnh mang tính cố xúy cho hành vi vi phạm pháp luật không?
Nhãn quan chính trị của phóng viên có thể không tốt, song những người biên tập mà cao nhất là Tổng biên tập thì không thể không nhìn thấy những mặt trái của bài báo được.
Vậy, thưa các vị, có cần thiết phải đẩy lên như thế?

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Điệu lý buồn mang tên “Cùi Các”

Đôi khi, ta cứ làm một việc gì đó tưởng như vô tình, nhưng chính sự vô tình đó lại thể hiện cái duyên (hay nghiệp) cho suốt quãng đời còn lại của người đó. 


Anh có cái tên cha mẹ đặt thật lạ, thật hay: Phạm Lê Vương Các. Với cái tên như thế này thì ít chủ nhân nào lại cho rằng đó là sự hổ thẹn hay thua thiệt để mà lẩn tránh, từ chối nó. Tên, họ tuy dài, rất khó trong một số trường hợp nếu muốn sử dụng đầy đủ, nhưng nếu lược bỏ một, vài từ trong đó thì cái tên ấy vẫn còn rất hay và ý nghĩa . Thế nhưng, không hiểu vì sao, Phạm Lê Vương Các khi tham gia các diễn đàn trên mạng lại chọn cho mình cái tên “Cùi Các”.
Các” thì có thể hiểu ngay đó là tên, nhưng “Cùi” thì lại chẳng ăn nhập gì với những từ trong họ và tên lót của anh cả. Vậy “Cùi” có ý nghĩa đặc biệt gì khi anh chọn gắn với cái tên của mình?
Tầm tuổi trẻ như anh, có thể do ngẫu hứng, tự nhận cho mình cái bản tính càn quấy, thích quậy phá và không sợ gì… hay nói gọn là “tính cùi”. Từ “Cùi” được các bạn trẻ tuổi lấy từ cụm từ “Cùi không sợ lở”, nghĩa là không có gì để mất nên chẳng cần tính toán đong đo và dấn thân một cách liều lĩnh.
Ấy là tôi đoán vậy, có thể với anh có một lý do nào khác.